Trong đời sống hàng ngày, người Bạc Liêu rất yêu nghệ thuật, đặc biệt là vọng cổ và đờn ca tài tử Nam Bộ. Vùng đất này sản sinh ra bản Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, đồng thời là một trong những cái nôi của đờn ca tài tử Nam Bộ, vọng cổ, điệu nói thơ Bạc Liêu và làn điệu hò chèo ghe Bạc Liêu.
Cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Ảnh tư liệu
Cao Văn Lầu (1892-1976), thường gọi Sáu Lầu, sinh ở xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, sau sát nhập với làng Thuận Lễ trở thành xã Thuận Mỹ, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An. Do hoàn cảnh khó khăn, gia đình ông trôi dạt nhiều nơi trước khi dừng chân tại Bạc Liêu.
Dạ cổ hoài lang ra đời trong thời gian cuộc sống vợ chồng ông gặp nhiều sóng gió, vì sau 3 năm chung sống không sinh được con nối dỗi tông đường nên bị mẹ ông buộc vợ chồng chia cắt. Nỗi xa cách, nhớ nhung đến xé lòng cùng những giây phút suy tư trước nhân tình thế thái khiến Cao Văn Lầu bật lên những âm điệu não ruột, ai oán.
Câu 2: Tên gọi Bạc Liêu, đọc theo tiếng Trung, giọng Triều Châu là "Pô Léo". Pô Léo nghĩa là gì?
a. Xóm nghèo làm nghề chài lưới
b. Xóm nghèo làm nghề trồng lúa